Văn hoá nuôi dạy con cái ở Nhật Bản không giống bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Cha mẹ không “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không yêu chìu con của họ. Thay vào đó, họ khuyến khích họ được độc lập từ khá sớm. Có rất nhiều điều chúng ta nên học từ cách dạy con của người Nhật Bản.
Văn hoá nuôi dạy con cái ở Nhật Bản nổi tiếng dựa trên tiêu chuẩn đạo đức cao và kỷ luật. Tìm hiểu sâu xa, thế hệ trẻ Nhật Bản thành công còn bắt nguồn từ nhiều hơn thế.
Người Nhật rất xem trọng việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao. Các đức tính đáng quý như sự trung thực, khiêm tốn, danh dự và tín nhiệm trở thành nền tảng cách dạy con của người Nhật Bản.
Mỗi đứa trẻ đều độc lập
Người Việt Nam thường chăm bẵm con cái và tự cho rằng làm như vậy mới yêu con. Chúng ta sẽ gặp cảnh những bà mẹ chìu con tới mức cầm tô đút cơm “dụ” con ăn, hoặc thay đồ, tắm rửa cho con dù trẻ đã học tiểu học.
Người Nhật khác hẳn. Bố mẹ người Nhật yêu con nhưng rèn cho con sự độc lập từ bé. Trẻ em tự đi học mà không có người lớn đi kèm, ngay cả khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Trong cuộc sống, trẻ được học cách chăm sóc bản thân từ rất sớm. Tùy theo độ tuổi, con biết gấp quần áo, dọn dẹp nhà cửa, tự giặt giũ, tự nấu ăn… Lớn lên, trẻ có thể làm được những việc đòi hỏi độ phức tạp cao như làm mộc, làm gốm…
Bố mẹ không nói về con cái mình
Nhiều bậc phụ huynh thích chia sẻ nhau trải nghiệm làm cha mẹ, những điều xảy ra hàng ngày giữa họ với con cái. Bạn sẽ thường thấy cảnh các đồng nghiệp ngồi túm tụm khoe hình con cái, khoe con mình ngoan hoặc chê con cứng đầu. Điều đó không có ở bố mẹ người Nhật.
Trong cách dạy con của người Nhật Bản, nói về trẻ vắng mặt cũng chẳng khác gì đang nói xấu con cả. Chỉ đơn giản như đề cập việc con đang chơi cho đội bóng đá này, hoặc đang làm học viên của trung tâm nọ, người Nhật nghĩ là đang khoe khoang. Đó là tính cách tương đối trầm mặc và kiệm lời của người Nhật. Muốn biết con họ học ở đâu, chỉ cần thấy chúng trong bộ đồng phục là đủ.
Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh, và có rất nhiều áp lực để đảm bảo rằng con trẻ chọn trường học chất lượng. Việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh rất dữ dội.
Bố mẹ vô cùng gắn bó với con cái
Tuy luôn rèn cho con sự tự lập, bố mẹ người Nhật lại vô cùng gắn bó với con cái khi còn nhỏ. Họ thường ôm ấp, nói năng dịu dàng để trẻ cảm nhận được sự yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.
Ngay khi con là đứa trẻ sơ sinh, mẹ thường đưa con đi khắp mọi nơi bằng nôi xách di động, hoặc địu con khi làm việc nhà thay vì cho trẻ nằm chơi một mình.
Khi con lớn hơn một chút, bố mẹ cho con ngồi vào nôi trước xe đạp và đưa đi khắp thị trấn, cùng ngâm trong bồn nước nóng. Sự gần gũi ấp áp thể hiện tình cảm bằng nhiều cách.
Khi con còn nhỏ, trẻ thường ngủ ở giữa cha mẹ. Truyền thống tốt đẹp này kéo dài cho tới khi trẻ kết thúc lớp mẫu giáo.
Khuyến khích con thực hành sự kiềm chế
Một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá làm cha mẹ Nhật Bản là sự kiềm chế. Họ khuyến khích con cái của họ duy trì hòa bình và hòa hợp trong gia đình, với bạn bè hàng xóm xung quanh từ rất sớm. Điều này không phải triệt tiêu sự tức giận, phẫn nộ, chỉ là họ có cách thể hiện nhẹ nhàng và văn minh hơn.
Kết quả là phần lớn trẻ em Nhật Bản rất bình tĩnh, ôn hòa, nhẹ nhàng. Dù đang ở đâu, trong nhà hàng hoặc viện bảo tàng, trên đường phố lớn hoặc ngõ nhỏ, trẻ Nhật Bản đi đứng theo hàng lối, ứng xử văn minh, không xô đẩy, đùa lớn tiếng hoặc gây gổ.
Chăm chút bữa trưa cho con
Hầu hết các bà mẹ đi làm sinh sống tại các đô thị lớn đối mặt với áp lực cuộc sống, bận rộn việc nhà việc cơ quan, họ thường làm cơm đơn giản cho con ăn trưa. Các bà mẹ Nhật có kế hoạch nấu ăn tỉ mỉ, trình bày đẹp mắt cho hộp bento của con mình. Hộp bento càng đẹp, càng ngon lành bổ dưỡng như vật biểu tượng cho tình yêu mẹ dành cho con.
Để làm cơm cho con, mẹ Nhật dạy sớm nhất, trình bày cầu kỳ chi tiết. Họ cũng đảm bảo hộp cơm đủ màu sắc để thu hút con ăn tất cả các món ăn lành mạnh bên trong.
Không có kiểm duyệt “Cấm trẻ em”
Trong khi hầu hết các quốc gia đều có quy chuẩn sản phẩm văn hóa thích hợp theo độ tuổi, có những bộ phim gắn mác “Chỉ dành cho người lớn”, 16+, 18+… Ở Nhật, chúng ta rất ít khi thấy những mác này.
Súng đồ chơi bề ngoài y hệt hàng thật vẫn được bán trong các cửa hàng đồ chơi. Các yếu tố khiêu gợi vẫn xuất hiện trong manga. Điều này gây ngạc nhiên cho rất nhiều du khách đến từ phương Tây. Vậy điều gì ngăn trẻ đến với sản phẩm văn hóa không phù hợp?
Lý do rất đơn giản
Ngập tràn những món đồ chơi dễ thương ngọt ngào, văn hóa phim hoạt hình kawaii tràn ngập, giúp cân bằng những ấn phẩm “trưởng thành”. Bố mẹ là người xem xét và chọn lựa các món đồ chơi, giải trí cho con mình.
Cha mẹ truyền cho con tình yêu thiên nhiên
Cách dạy con của người Nhật Bản gắn liền với tính kỷ luật và tôn trọng thiên nhiên. Bố mẹ cũng truyền cho con tình yêu thiên nhiên một cách nhẹ nhàng tự nhiên qua hoạt động thường ngày. Họ thường đi picnic đến những nơi rừng núi, công viên có cây xanh mát, dưới bóng hoa anh đào, để trẻ mặc sức chạy nhảy vui chơi…
Vào mùa hoa anh đào, cả gia đình sẽ cùng nhau ngắm hoa trong lễ hội Hanami. Trẻ sơ sinh lúc nào cũng có bức hình cùng mùa hoa anh đào đầu tiên của cuộc đời.
Chuyện cổ tích được tôn vinh
Người Nhật luôn muốn chia sẻ những huyền thoại và huyền thoại của họ thông qua các câu chuyện thú vị và đầy màu sắc. Các nhân vật từ truyền thuyết Nhật Bản, từ các câu chuyện cổ tích thường xuyên xuất hiện tại lễ hội trong năm. Chẳng hạn, Tengu Matsuri tôn vinh một yêu tinh râu tóc dài. Hoặc kỷ niệm ngày Setsubun trừ yêu bằng cách ném đậu nành sấy khô.
Việc quý trọng và tôn vinh các nhân vật truyền thuyết, các câu chuyện cổ tích giúp trẻ em Nhật Bản tôn trọng văn hóa dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình trưởng thành của con trẻ.
Cách mang những nhân vật truyền thuyết vào cuộc sống còn có giá trị khác biệt: Kích thích trí tưởng tượng, xây dựng thế giới thần tiên cho trẻ em. Trí tưởng tượng được nuôi dưỡng, con người Nhật Bản mới có nhiều sáng tạo trong tương lai.
Có nhiều khác biệt với nước ta, cách dạy con của người Nhật Bản rất đáng để chúng ta học hỏi.